Trang thông tin điện tử

Xã Tịnh Long

Đảng ủy, HĐND, UBND,UBMTTQ Việt Nam xã nhiệt liệt chào mừng 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945-11/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (24/3/1975-24/3/2025)
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh

Ngày 13/3/2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND về tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kế hoạch này nhằm mục tiêu cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022.

UBND tỉnh xác định việc thực hiện Chuyển đổi số trong xây dựng NTM cũng là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 3 trụ cột (phát triển chính quyền số ở nông thôn, phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn, phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn). Bên cạnh đó, chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng hoàn thành xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao, hướng đến xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Mục tiêu trọng tâm của Kế hoạch là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, phù hợp với chuyển đổi số của tỉnh, chuyển đổi số của ngành nông nghiệp và từng bước hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh.

          Thực hiện Kế hoạch số 55/KH-UBND, UBND xã Tịnh Long đã từng bước triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả sau:

          Về phát triển chính quyền số trong xây dựng NTM gồm: 100% hồ sơ công việc của xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Đến năm 2024, xã đã được phòng ban chuyên môn của thành phố thẩm định đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 - tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông và đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 - tiêu chí số 15 về Hành chính thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.  Xã có 100% cán bộ quản lý tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số.

   

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Tịnh Long

Về phát triển kinh tế số góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn gồm: Trên địa bàn xã có 01 sản phẩm nông sản chủ lực (mứt quê má Thủy) của hộ kinh doanh Mứt thảo dược Sung Tích được chứng nhận OCOP đạt 03 sao theo Quyết định số 2808/QĐ-UBND ngày 16/7/2024 của UBND thành phố Quảng Ngãi và đã được ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc. Xã có 03 sản phẩm chủ lực: Rau an toàn, mứt quê má Thủy và cây lúa, trong đó sản phẩm mứt quê má Thủy đã được bán qua trang thương mại điện tử, mạng xã hội, trang zalo... Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã (cây lúa) đã được cấp mã số vùng trồng: VN-51-522-21214-13-24, diện tích: 0,1001 ha, địa chỉ vùng trồng: xứ đồng Ly Ngao, thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi.

Sản phẩm mứt quê má Thủy

Về phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới: Có ít nhất 50% số xã, huyện cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh, trật tự, môi trường, văn hóa,...) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến. UBND xã đã thành lập mô hình “Hộ an toàn - Thôn bình yên - Xã đạt tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi tại Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 22/4/2024.

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, UBND xã cần triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

1. Về nhiệm vụ:

- Phát triển nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số: Các cổng thông tin điện tử (website), mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, tờ rơi và tài liệu; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới. 

- Phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới: Tăng cường áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 - 4. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây (wifi) miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn,...). Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành, đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường; tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử, ký số văn bản; số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử,... Tăng cường áp dụng công nghệ số trong công tác quản lý, tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 

- Đẩy mạnh kinh tế số trong xây dựng nông thôn mới: Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn và tạo lập cơ sở dữ liệu, thực hiện quản lý thông tin HTX nông nghiệp, mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn chủ lực. Tăng cường ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, đồng thời khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số trong nông nghiệp, nông thôn. 

- Phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới: ứng dụng công nghệ số trong hoạt động, tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số cho các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet. 

2. Về giải pháp:

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và hướng dẫn kiến thức chuyển đổi số, tiếp cận thông tin trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ xây dựng nông thôn mới và cộng đồng dân cư ở nông thôn. Thường xuyên đánh giá theo chức năng, nhiệm vụ để có số liệu thống nhất trên trang thông tin điện tử đảm bảo tính công khai, minh bạch để người dân tiếp cận và tích cực tham gia thực hiện.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng và kết nối mạng Internet đến cấp xã, thôn (phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao; hạ tầng mạng di động 4G/5G; phổ cập thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình; hạ tầng kết nối Internet, hạ tầng kết nối IoT,...). Nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân; hạ tầng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử. Tuyên truyền những lợi ích thiết thực của việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cũng như dịch vụ thiết yếu như: văn hoá, giáo dục, y tế... nhằm khuyến khích người dân sử dụng điện thoại thông minh và phấn đấu mỗi hộ dân nông thôn có ít nhất một điện thoại thông minh.

- Tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư về cơ sở hạ tầng số và kết nối mạng Internet đến cấp xã, thôn; hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử. Huy động lồng ghép hiệu quả nguồn lực các Chương trình, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn huy động hợp pháp khác từ các thành phần kinh tế và người dân thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích xã hội hóa, kêu gọi hỗ trợ về kỹ thuật, kỹ năng tuyên truyền, huấn luyện tiếp cận chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, và nhất là trong xây dựng thôn/xã nông thôn mới thông minh. 

 


Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thanh

Kết quả giải quyết hồ sơ

Thống kê truy cập

Đang online: 24
Hôm nay: 6
Hôm qua: 21
Năm 2025: 192.854
Tất cả: 192.856